
Chi tiết ý nghĩa thần tài thổ địa và những điều cần tránh khi thờ thần tài
Trong văn hóa tín ngưỡng thì Thần Tài, Thổ Địa đã trở thành hai vị thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Các bạn sẽ thấy các vị thần này xuất hiện ở những gia đình làm ăn kinh doanh. Đây cũng là một trong những vẻ đẹp của Việt Nam.
Trong bài viết hôm nay, Đồ Gỗ Nội Thất Đại Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa thần tài thổ địa và những điều cần tránh khi thờ cúng. Mời các bạn tìm hiểu.
I - Lý do mà Thần Tài và Ông Địa được thờ chúng trên một ban thờ
Theo dân gian, Thần Tài là vị thần của tiền bạc còn Ông Địa lại là vị thần hộ mệnh cho mảnh đất, mùa màng bội thu, gia súc béo tốt, gia đình no đủ. Người Việt phát triển lên từ văn minh lúa nước nên khi cầu xin sự sung túc, họ sẽ không thể bỏ sót Ông Địa. Nhiều người cho rằng, thờ cả hai vị thần này cùng lúc thì thỉnh cầu của mình sẽ được hai thần cùng chứng, sự sung túc nhờ thế mà mới trọn vẹn.
II - Ý nghĩa của bàn thờ Thần Tài và Ông Địa
Thần Tài - Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ. Theo phong thủy phòng thờ thì bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, dựa vào tường để tạo sự vững chắc. Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ nhưng mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người, cụ thể là:
Thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa mang đến nhiều may mắn, tài lộc
Về Thần Tài: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt.
Về Ôn Địa: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Việc thờ phụng thần tài đã trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, mọi người lập bàn thờ thần tài với mong muốn gửi đến vị thần này những nguyện vọng của gia chủ, mong các vị thần linh chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc ban con cháu cho nhiều may mắn, sự sung túc.
Người dân quan niệm, bàn thờ ông địa thần tài khi được chăm chút, lau chùi thường xuyên thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ thần tài sẽ được che chở, ấm no, thịnh vượng hơn. Đây được xem là ý nghĩa thần tài thổ địa trong dân gian.
III - Những đồ thờ cần thiết khi thờ Thần Tài - Thổ Địa
Ý nghĩa thần tài thổ địa đã được giải đáp chi tiết ở phần 2 của bài viết. Vậy cần phải chuẩn bị những gì để thờ cúng các vị thần này? Sau đây là những đồ thờ cần phải có khi cúng thần tài - ông địa:
- Khảm gỗ: Để đặt bài vị và tượng Ông Địa – Thần Tài.
- Bài vị thần tài được viết bằng chữ Hán
- Tượng Ông Địa bên phải và Thần Tài bên trái
- Ba hũ đựng gạo, muối và nước: nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống có ý nghĩa cầu ấm no cho toàn gia.
- Bát hương
- Lọ hoa tươi và mâm ngũ quả: lọ hoa bên phải, hoa quả bên trái.
- 5 chén nước: xếp theo hình chữ Nhất hoặc chữ Thập tùy gia chủ (ngũ phương, ngũ hành cùng sinh sôi, phát triển, nở lộc đơm tài cho tín chủ)
- Ông Cóc: linh vật phong thủy mang đến may mắn, tiền bạc.
- Bát tụ lộc
- Cốt thất bảo hay Ngũ Phúc Hoa Mai
Các vật phẩm cần thiết khi thờ cúng Thần Tài - Ông Địa
IV - Những sai lầm khi thờ cúng thần tài - ông địa
Theo các chuyên gia phong thủy thì các gia chủ nên tránh các sai lầm khi thờ cúng thần tài - ông địa, bao gồm:
- Không được cắm hương chồng chéo lên nhau.
- Tượng thần tài không được dán chữ nho sau lưng.
- Đặt bàn thờ thần tài sai hướng, thiếu bài vị gương
- Thiếu bát tụ lộc đặt trước bàn thờ
- Màu bàn thờ xung khắc với tuổi mệnh gia chủ.
Ý nghĩa thần tài thổ địa là như thế nào đã được chúng tôi giải đáp chi tiết. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến việc thờ cúng thần tài thì hãy truy cập ngay đến http://noithatdaiphat.net nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!